03
10.2023

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ trong quá trình xây dựng con đường sự nghiệp

Quản lý tài chính cá nhân vẫn luôn là một bài toán khó mà không phải người phụ nữ nào cũng hoàn thành được. Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân như thế nào để có thể tạo bước tiến trong quá trình xây dựng sự nghiệp? Hãy cùng Cathay tìm hiểu các "bí kíp" lên kế hoạch quản lý tài chính chỉ với các tip đơn giản sau nhé.

1. Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hình thành từ thói quen chi tiêu

Ghi chép lại các khoản chi hàng ngày trong vòng một tháng sẽ giúp bạn tìm hiểu và nắm rõ về thói quen chi tiêu của bản thân. Bạn hãy phân loại các khoản chi theo từng hình thức thanh toán như thẻ tín dụng, tiền mặt, ví điện tử, từ đó dần dần tạo nên nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của riêng mình.

Song song đó, bạn cũng nên lưu lại các hóa đơn, biên lai tiền để đến cuối tháng có thể tổng kết một danh sách cụ thể về số tiền đã chi tiêu trong tháng. Một tháng này là thời gian tìm hiểu thói quen chi tiêu vì vậy bạn đừng cố gắng kiểm soát chi tiêu để có được một kết quả chính xác nhất.

2. Theo dõi và phân loại các khoản chi tiêu

Sau một tháng theo dõi, bạn hãy phân loại các khoản chi thành các mục khác nhau. Phân biệt rõ các mục chi tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn thấy được nhu cầu chi tiêu chính của mình là gì. Bạn có thể chia thành các mục sau:

- Thu nhập/ lương hàng tháng

- Chi tiêu hàng tháng: Tiền thuê nhà, Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe, ăn uống,…

- Mua sắm khác

- Tiền tiết kiệm

3. Tham khảo nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân 50/20/30

Nguyên tắc 50/20/30 là một nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Nguyên tắc này chia thu nhập làm ba nhóm chính với tỷ lệ % chi tiêu tương ứng: nhóm chi tiêu thiết yếu, nhóm tích lũy và nhóm linh hoạt.

- Nhóm 1 - nhóm chi tiêu thiết yếu: chiếm khoảng 50% thu nhập của bạn. Nhóm này bao gồm những khoản chi thiết yếu trong cuộc sống như nhà ở, ăn uống, đi lại,… Thường những khoản chi này là thường xuyên trong một tháng và không có biến động nhiều, bạn không nên để mức chi tiêu vượt quá 50% thu nhập.

- Nhóm 2 - nhóm tích lũy: chiếm khoảng 20% thu nhập. Dành 20% thu nhập mỗi tháng sẽ giúp bạn có được một khoản tích lũy kha khá sau này hoặc nguồn vốn để đầu tư cho tương lai nếu cần.

- Nhóm 3 - nhóm linh hoạt: chiếm khoảng 30% tổng thu nhập. Các khoản chi trong nhóm này thường biến động tùy vào mỗi cá nhân. Nhóm linh hoạt thường gồm các khoản chi phục vụ cho sở thích và lối sống của mỗi người như bạn bè, quần áo, mỹ phẩm, du lịch,… Mức chi cho nhóm này cũng có thể thấp hơn nếu bạn muốn tích lũy nhiều, hãy cân nhắc tráo đổi tỷ lệ chi tiêu giữa nhóm 2 và nhóm 3 để phù hợp hơn với các nhu cầu của bản thân.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân 50/20/30 sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát được thói quen chi tiêu và dễ dàng hơn trong việc tạo lập một kế hoạch tài chính cụ thể. Bạn hãy thử tham khảo nguyên tắc này để chủ động hơn với mọi việc trong cuộc sống.

Bạn có thể tham khảo thêm Quy tắc "6 chiếc lọ tài chính".

4. Sắm một chiếc “két sắt thông minh” để cất tiền

Sau khi thiết lập ngân sách và có một khoản tiền nhất định, bạn chọn phương án nào để tiết kiệm nó? Bạn có thể sắm một chiếc két sắt để cất tiền. Tuy nhiên, số tiền mà bạn lưu giữ không thể nào sinh lời được. Một phương án thiết thực và hiệu quả hơn nhiều mà bạn nên thử đó là Bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm nhân thọ cũng được coi là kênh đầu tư ngoài yếu tố bảo vệ và tiết kiệm. Bảo hiểm nhân thọ không đem lại giá trị lớn về mặt đầu tư, nhưng nó đem lại quyền lợi lớn về ặt bảo vệ và tích lũy.

Khi đầu tư vào bảo hiểm, phụ nữ không nhất thiết phải là chuyên gia đầu tư mà ủy thác cho các chuyên gia hàng đầu của các công ty bảo hiểm nên sẽ rất nhàn hạ. Bên cạnh đó, phụ nữ đầu tư vào bảo hiểm cũng không cần phải góp số vốn đủ lớn mà chỉ cần đầu tư số tiền bằng khoản tiết kiệm hàng tháng vừa để sinh lời vừa dự phòng cho tương lai.

Người phụ nữ trong gia đình luôn trăn trở làm sao để tiết kiệm tiền cho tương lai, làm sao dự phòng rủi ro cho cả gia đình và cũng muốn số tiền có thể sinh lời hiệu quả thì bảo hiểm nhân thọ là kênh đáng lựa chọn nhất. Khi đó cùng một số tiền đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ thực hiện được cả 3 chức năng: bảo vệ cả gia đình trước rủi ro bất ngờ, tích lũy cho tương lai, gia tăng tài sản nhanh chóng.

Nguồn: timo.vn

 

Sự kiện liên quan